Danh mục bài viết
Nhận tin Newsletter

Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting industry. Lorem Ipsum has been the industry's standard dummy text ever since the 1500s

Bài viết xem nhiều
Tag

Chẩn đoán và điều trị PHCN sau phẫu thuật chóp xoay khớp vai

  30/06/2017

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT CHÓP XOAY KHỚP VAI

Thạc sĩ - Bác sĩ CK cấp II Đặng Thị Kim Hương

Trưởng khoa PHCN - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

ĐẠI CƯƠNG

Chóp xoay ( Rotator cuff ) là nhóm gồm 4 cơ của khớp vai theo thứ tự từ trước ra sau đó là : cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai và cơ tròn bé. Nhóm các cơ nâng có tác dụng giữ vững khớp vai một phần không cho trật khớp và có nhiệm vụ cử động khớp vai. Chóp xoay khớp vai dễ bị viêm và đứt do khớp vai được sử dụng nhiều hoặc do chấn thương. Chóp xoay có thể bị rách ở bất kỳ vị trí nào nhưng hay gặp rách cơ trên gai.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm hay đứt chóp xoay:

  • Yếu tố cơ học ( hoạt động quá mức do thể thao hoặc do sang chấn).
  • Yếu tố mạch máu ( giảm tưới máu).
  • Bệnh lý thoái hóa chóp xoay ( viêm màng hoạt dịch gân gấp, bệnh lý gân thoái hóa,rách chóp xoay do dinh dưỡng chóp xoay).

CHẨN ĐOÁN:

* Lâm sàng: Khi có viêm hay rách chóp xoay, triệu chứng đầu tiên là đau ở vùng vai: cơn đau có đặc điểm lan lên cổ, lan xuống cánh tay. Đau vào ban đêm, đau khi nằm nghiêng bên vai đau.Bệnh lâu ngày dẫn đến rách chóp xoay làm bệnh nhân cử động vai khó khăn.

- Khi rách chóp xoay nặng,bệnh nhân không thể giơ tay lên đầu được hoặc khi giơ tay lên đầu được nhưng khi hạ xuống sẽ rơi tay đột ngột.

* Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng :

Chụp XQ, chụp MRI hoặc chụp CT có bơm thuốc cản quang.

Chẩn đoán xác định :

Hình ảnh rách chóp xoay trên CT hoặc MRI.

ĐIỀU TRỊ:

3.1.Điều trị bảo tồn:Tùy từng tình trạng viêm hay rách chóp xoay thường bắt đầu bằng thuốc chống viêm, giảm đau và điều trị vật lý trị liệu kết hợp tập vận động khớp.

Nếu không đỡ hoặc chóp xoay bị rách hoàn toàn hoặc rách nhiều nhóm cơ chóp xoay,bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nội soi khâu lại chóp xoay.

  • Một vài phương pháp bảo tồn bao gồm:
  • 3.1.1. Nếu mới bị chấn thương nghỉ ngơi rất quan trọng, nó có tác dụng giảm đau và tránh làm tổn thương thêm chóp xoay. Hoạt động mạnh là nguyên nhân gây tổn thương khớp vai, nếu khớp vai không hoạt động sẽ gây cục máu đông và dính khớp vì vậy nên giảm các hoạt động nặng trong công việc và tiép tục các hoạt động thông thường.
  • Chườm lạnh khớp vai ngay lập tức
  • Mang đai bảo vệ khớp vai hoặc treo tuí treo tay
  • Sau khi khớp bớt phù nề: điều trị vật lý trị liệu và tập luyện dưới sự hướng dẫn của BS phục hôì chức năng, giúp giảm đau và lấy laị tầm vận động khớp, điều trị bao gồm: sóng ngắn, điện xung, điện phân, dòng xung kích thích cơ...
  • 3.1.2. Nếu chấn thương cũ : khớp vai bị cứng , tầm vận động khớp bị hạn chế cần điều trị vật lý trị liệu và tập vận động ngay để lấy laị ROM khớp, không bất động khớp và không chườm lạnh, phải dùng nhiệt nóng điều trị.
  • Dùng kết hợp các thuốc chống viêm , giảm đau thông thường, có thể dùng cortiçoid làm giảm đau nhưng phải cân nhắc, vì cortiçoid cũng làm ảnh hưởng đến sự rách chóp xoay.
  • Nếu không phải phẫu thuật, điều trị bảo tồn có nhiều thành công. Điều trị vật lý trị liệu và tập luyện khoảng 1-6 tháng tùy từng trường hợp, một số trường hợp cần điều trị phục hôì chức năng trước phẫu thuật.
  • 3.2. Điều trị phẫu thuật:
  • Khi chóp xoay bị rách hoàn toàn hoặc nhiều nhóm cơ bị rách, khi điều trị bảo tồn không thành công, giới hạn tầm vận động hoặc khớp vai  vẫn đau.
  • * Phục hồi chức năng sau phẫu thuật chóp xoay:
  • PHCN rất quan trọng giúp BN sớm trở laị hoạt động hàng ngày. Bất cứ BN nào khi chọn phẫu thuật nên hiểu biết về rõ ràng về rủi ro cũng như lợi ích của phẫu thuật. Phẫu thuật chóp xoay có một tỷ lệ thành công nhất định và bệnh nhân phải kết hợp điều trị sau phẫu thuật. Hầu hết các trường hợp khâu chóp xoay khớp vai điều trị vật lý trị liệu phục hôì chức năng 12-16 tuần sau mổ.

         Mục đích: Kiểm soát đau, sưng khớp, cải thiện chức năng và tầm vận động khớp, lấy laị sức mạnh cơ giúp BN trở về hoạt động bình thường.

  1. Giai đoạn I : Tuần 1 và 2 sau phẫu thuật :

Mục tiêu:

- Kiểm soát sưng nề và giảm đau.

- Bảo vệ và tránh làm hỏng các mũi khâu trong khớp.

- Bắt đầu vận động nhẹ nhàng tay và vai.

Phục hồi chức năng :

- Chườm đá lạnh vào khớp vai 10 đến 15 phút cách 2 giờ.

-  Treo tay bằng túi treo tay hoặc nẹp Desault giữ khuỷu luôn hướng ra trước.

-   Tháo nẹp ngày vài lần: tập vận động thụ động khớp vai, tập dang khớp vai thụ động từ 0- 60 độ. Không chủ động nâng vai và cánh tay ra xa cơ thể. Cần bảo vệ chóp xoay phẫu thuật trong vòng 4-6 tuần.

- Vận động nhẹ nhàng khuỷu, cơ tay và các ngón tay.

- Tập co cơ tĩnh toàn bộ tay phẫu thuật.

  1. Giai đoạn II : Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6 sau phẫu thuật:

Tiếp tục treo tay và sử dụng nẹp đến 4 tuầnsau mổ.

- Tháo nẹp ngày vài lần, tập vận động thụ động khớp vai, dang vai đến 70 độ, nâng thụ động đến 60 độ, xoay trong –xoay ngoài giới hạn từ 30-60 độ. Không được chủ động nâng cánh tay ảnh hưởng đến chóp xoay sau phẫu thuật.

- Sau 4 tuần: tập vận động chủ động nhẹ khớp vai có trợ giúp : Đưa tay ra trước, ra sau, xoay trong, xoay ngoài khớp vai. Sau 4 tuần chóp xoay phải đạt được 20% sức mạnh bình thường.

- Tập vận động thụ động lấy lại tầm vận động khớp vai với cường độ tăng dần trong mức cho phép: khi khớp vai cứng, dính và đau, không được tập mạnh, tập các bài tập tăng dần cường đô.

- Tránh xoay ngoài quá mức, chỉ tập chủ động có trợ giúp nhẹ.

  • Giai đoạn III : Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 sau phẫu thuật

Mục tiêu :

- Bảo vệ chóp xoay khớp vai, tránh các động tác quá mức cho dây chằng.

- Tăng dần biên độ vận động khớp vai.

 

Phục hồi chức năng :

- Bắt đầu tháo bỏ nẹp tay

- Tiếp tục các bài tập vận động chủ động khớp vai để lấy lại tầm vận động của khớp.

- Tập thụ động với biên độ gập duỗi, dạng khép tăng dần, đưa dần khớp vai lên cao, tránh nâng quá mức vì sẽ ảnh hưởng đến vết khâu chóp xoay. - Tập dạng vai, tập xoay trong và xoay ngoài cánh tay 90 độ.

- Tập dụng cụ: Chun, quả tạ nhỏ( 0.5 đến 1 kg ).

- Tập các sinh hoạt hàng ngày với tay phẫu thuật.

- Điều trị vật lý trị liệu kết hợp.

  1. Giai đoạn IV : Từ tuần thứ 8 đến tuần 12 sau mổ

- Giữ an toàn cho khớp vai sau mổ.

- Phục hồi lại tất cả các biên độ vận động của khớp vai.

- Tiếp tục tập luyện sức cơ vai.

Các bài tập vận độngnhư giai đoạn III với cường độ tăng dần, tránh làm đau quá mức khớp vai khi vận động.

  • Bắt đâù tập vận động chủ động khớp vai với sức cản nhẹ. 
  • Xoay ngoài 90 độ vơí cánh tay khép, xoay trong đến phía sau lưng, đưa dạng tay sang ngang, đưa tay phía sau đầu, nằm nghiêng xoay trong 90 độ khép.
  • -Không nâng vật nặng.
  • * Từ 18-26 tuần sau mổ bắt đầu nâng vật nặng

THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM :

  • Sau phẫu thuật 2 tuần : Bệnh nhân có thể tự tập vận động tại nhà theo các bài tập hướng dẫn.
  • Tái khám lần đầu sau mổ 2 tuần, nếu bệnh nhân tập tốt thì tái khám sau 2 tuần tiếp.
  • Bệnh nhân có thể đến các khoa PHCN để điều trị VLTL và tập luyện PHCN.

Tin tức mới Xem tất cả