Danh mục bài viết
Nhận tin Newsletter

Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting industry. Lorem Ipsum has been the industry's standard dummy text ever since the 1500s

Bài viết xem nhiều
Tag

Phục hồi chức năng sau tổn thương sụn viền khớp vai

  28/11/2017

PHỤC HỒI CHẤN THƯƠNG SAU TỔN THƯƠNG SỤN VIỀN KHỚP VAI

Thạc sĩ - Bác sĩ CK cấp II Đặng Thị Kim Hương

Trưởng khoa PHCN - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Tổn thương sụn viền và gân cơ nhị đầu dài hay còn gọi là tổn thương slap (supirion labum anferion to postesion) hay gặp ở người chơi thể thao.

Sụn viền khớp vai là cấu trúc giải phẫu bao quanh ổ chảo xương vai, phần tiếp khớp với xương cánh tay và cơ, vai trò làm sâu thêm ổ chảo, có tác dụng chống trượt khớp vai.

Gân nhị đầu dài là một trong hai đầu gân cơ nhị đầu cánh tay, cơ này có tham gia vào động tác gấp và sấp khuỷu tay.

Mô tả các dạng tổn thương sụn viền khớp vai

  • Triệu chứng lâm sàng:

Tổn thương là đau, giảm vận động khớp vai do đau, lâu dài gây trật khớp vai tái diễn.

  • Chẩn đoán:

Dựa vào chụp phim MRI khớp vai 1,5 Tesla có tiêm thuốc cản quang

  • Điều trị:
  • Nếu nhẹ: Điều trị vật lý trị liệu, tập vận động khớp vai kết hợp thuốc giảm đau chống viêm.
  • Phẫu thuât: Khi điều trị bảo tồn không kết quả bệnh nhân trật khớp vai tái diễn.
  • Khi thương tổn Brankart cũng phải phẫu thuật.
  • Phương pháp phẫu thuật:
  • Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt lọc, khâu đính lại sụn viền vào bờ trên ổ chảo. Nếu bao khớp lỏng lẻo khâu lại bao khớp và điều trị các thương tổn kèm theo.
  • Quy trình điều trị phục hồi chức năng sau phẫu thuật nội soi:
  • Ngay sau khi phẫu thuật bệnh nhân được đeo nẹp Desault để bảo vệ khớp vai trong vòng 04 tuần.

 

Hình ảnh MRI trước mổ và ảnh XQ sau mổ

1./ Giai đoạn I: Từ 0-4 tần sau phẫu thuật

*    Mục đích:

-     Bảo vệ phần sụn sửa chữa

-     Giảm viêm, giảm phù nề

-     Cho phép vận động sớm tránh teo cơ

Chú ý: Đeo nẹp bảo vệ khớp vai trong vòng 04 tuần, đeo liên tục cả ngày và đêm.

  • Không vận động chủ động và kéo dãn khớp vai
  • Không chủ động vận động cơ nhị đầu cánh tay
  • Không chạy nhảy
  • Không làm căng cơ tay trong vòng 06 tuần
  • Điều trị Phục hồi chức năng: Trong 0-2 tuần đầu sau phẫu thuật
  • Chườm lạnh khớp vai 10 phút/ cách 03 giờ để giảm sưng nề, giảm đau
  • Đeo nẹp, chưa vận động khớp vai: vận động cổ tay và bàn tay trong nẹp.
  • Đeo nẹp với khớp khuỷu gần, cho phép vận động sấp, ngửa khuỷu chủ động vài lần trong ngày.
  • Phục hồi chức năng từ 3 đến 4 tuàn sau mổ:
  • Tiếp tục chườm lạnh khớp vai.
  • Tập thụ động khớp vai: cho phép dạng ngang vai thụ động, khép vai 80o.
  • Xoay ngoài (xoay thụ động) tư thế trung gian, tiến dần đến xoay ngoài 30o.
  • Tập gồng cơ chủ động trong nẹp ngày vài lần. Tập đi bộ
  • Có thể hoạt động bàn ngón tay ví dụ như sử dụng Computer nếu hoạt động không gây đau khớp vai.

 

Hình ảnh XQ sau mổ khâu sụn viền khớp vai

2./ Giai đoạn II: Từ 5-7 tuần sau phẫu thuật

  • Mục đích:

-     Tăng dần tầm vận động khớp vai.

-     Tập mạnh sức cơ, giảm viêm, giảm phù nề.

-     Tăng cường hoạt động khớp vai.

  • Chú ý:
  • Tránh xoay ngoài khớp vai quá mức.
  • Vận động chủ động chỉ khi bệnh nhân có hoạt động nhịp nhàng được vai, cánh tay.
  • Không tập sức cản cơ nhị đầu cánh tay trong vòng 06 tuần.
  • Không được nâng vật nặng, tránh các động tác đưa lên quá đầu.
  • Các bài tập vận động:
  • Các bài tập tăng dần từ vận động thụ động đến vận động chủ động có trợ giúp và vận động chủ động khớp vai.
  • Tập gấp vai ở mức bệnh nhân chịu đựng được.
  • Khép dạng vai ở mức chịu đựng được.
  • Tập xoay ngoài 50o, xoay trong 60o, từ vị trí gấp khuỷu 90o.

3./ Giai đoạn III: Từ 8-12 tuần sau phẫu thuật

  • Mục đích:

-     Bảo vệ vết mổ.

-     Lấy lại hết tầm vận động khớp vai.

-     Tăng dần sức mạnh cơ.

-     Tăng vai trò kiểm soát cơ.

-     Tăng vai trò kiểm soát thần kinh cơ.

  • Chú ý: Kiểm soát xoay trong và xoay ngoài khớp vai, tiếp tục bảo vệ cơ nhị đầu. Làm mạnh sức cơ nhị đầu.
  • Các bài tập: Tập lấy lại hết tầm vận động khớp vai.
  • Vận động gấp 180o.
  • Xoay ngoài khớp vai 90o từ vị trí vai khép.
  • Tập khỏe sức cơ đai vai.
  • Bài tập bò tường
  • Xoay trong vai phía sau lưng.
  • Xoay trong khớp vai từ vị trí vai gấp 90o.
  • Tập các hoạt động hàng ngày.
  • Đến 9 tuần: Bắt đầu cho tay ra sau đầu tập mạnh sức cơ xoay trong, xoay ngoài.
  • Đến 11 tuần: Tập các bài tập chuyển động
  • Tập nhịp điệu.
  • Tập các hoạt động hàng ngày.
  • Tập các hoạt động vai tay.

4./ Giai đoạn IV: Từ 12- 16 tuần sau phẫu thuật

  • Mục đích:

-     Lấy lại hết tầm vận động của khớp.

-     Kiểm soát cơ thần kinh.

-     Kiểm soát chức năng tay, sử dụng tay trong các hoạt động hàng ngày.

  • Bài tập: Tiếp tục duy trì các bài tập giai đoạn III.
  • Duy trì tầm vận động chủ động và thụ động khớp vai.
  • Tránh trở lại các hoạt động hàng ngày và hoạt động thể thao gây đau khớp vai.

5./ Giai đoạn V: Từ 16-24 tuần sau phẫu thuật

-     Chuẩn bị trở lại các hoạt động thể thao và hoạt dộng thể chất.

-     Tiếp tục các bài tập làm khỏe cơ.

-     Cẩn thận khi mang vật nặng.

Tin tức mới Xem tất cả